Máy photocopy bị kẹt giấy và cách khắc phục

Máy photocopy bị kẹt giấy và cách khắc phục

Máy photocopy ngày nay dần trờ thành một thiết bị quan trọng không thể thiếu để phục vụ nhu cầu của con người. Để có thể sử dụng thiết bị này một cách hữu ích, đảm bảo mang lại hiệu quả là điều mà ai cũng mong muốn, nhất là đối với những người đang kinh doanh tiệm photocopy. Bởi thế nên việc tìm hiểu nó kỹ càng và biết cách xử lý nhanh chóng trong trường hợp gặp phải sự cố. Trong đó, biết cách sửa máy photocopy bị kẹt giấy chính là điều cơ bản cần nắm bắt rõ ràng và kỹ lưỡng. Để biết cách khắc phục, phải làm sao khi gặp tình huống này chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé !

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng máy photocopy bị kẹt giấy

Những nguyên nhân dẫn tới sự cố máy photocopy bị kẹt giấy

Quy trình hoạt động của máy photocopy cần tuân thủ theo tuần tự các bước, đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật mới đạt hiệu quả và giúp đáp ứng được nhu cầu của con người tốt nhất. Chính vì vậy, biết cách sử dụng đúng là yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất đối với các loại thiết bị nói chung và dòng máy photocopy nói riêng. Tuy nhiên, nhưng trong thực tế, đôi lúc trong quá trình vận hành, các loại máy móc, thiết bị khó tránh khỏi việc xuất hiện những trục trặc, sự cố.

Đối với dòng máy photo Toshiba hay Ricoh thì hiện tượng bị kẹt giấy cũng xuất hiện và khá thường gặp. Đối với vấn đề này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà ra. Một số nguyên nhân khiến máy photocopy bị kẹt giấy bạn sẽ gặp phải như:

Do thiết bị máy photocopy

Giữa nhiêu nguyên nhân, lý do khác nhau thì một trong những yếu tố thường gặp đó chính là xuất phát từ chính bản thân thiết bị. Đối với máy photocopy khi sử dụng sẽ gặp phải những lỗi do sấy, do cò sấy, hay do drum, cò drum, gạt,…không hoạt động đúng theo yêu cầu, theo tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống để đảm bảo cho quy trình. Lúc này, tình trạng máy photocopy bị kẹt giấy hoàn toàn có khả năng xuất hiện khiến việc in ấn tài liệu có thể bị gián đoạn.

Trong máy photocopy thì bộ phận sấy và drum là hai trong số các linh kiện cơ bản cần thiết nhất cho bộ máy để đảm bảo chất lượng cho ra ở mức tối đa. Những trục trặc, hư hỏng liên quan đến những linh kiện của bộ phận này có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ quy trình vận hành của thiết bị, từ đó sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Những lỗi do chính thiết bị có thể khiến máy photo dễ xuất hiện vấn đề kẹt giấy.

Nguyên nhân do sử dụng thiết bị sai cách

Máy photocopy có được sử dụng một cách hữu hiệu hay không một phần cũng chịu tác động trực tiếp từ chính người dùng thiết bị. Tuân thủ quy trình vận hành đúng cách, không xuất hiện sai sót mới giúp thiết bị hoạt động ổn định, đáp ứng được nhu cầu thực tế của con người. Bất kì những sai lầm nào cũng có thể dẫn đến việc máy photo bị kẹt giấy. Những sai sót khác nhau do người dùng thường thấy xuất hiện như :

  • Người dùng có thói quen tiết kiệm nên thường dùng giấy tái sử dụng mà không kiểm tra kỹ lưỡng, hay quên mất việc gỡ ghim ra chính là nguyên nhân thường xuyên gặp dễ khiến máy bị kẹt giấy nhanh chóng xảy ra. Không những vậy, những sai sót nhỏ này đôi khi còn vô tình gây ra những tác động tiêu cực tới các bộ phận cốt lõi khác bên trong máy. Việc khiến cho drum, sấy,…chịu ảnh hưởng không mong muốn, từ đó thành phẩm được in ra dễ bị lem mực.
  • Khi thực hiện chọn lệnh in, sơ xuất không may xảy ra sai sót cũng là một trong những nguyên nhân khiến vấn đề kẹt giấy có thể xảy ra. Sai khổ giấy là vấn đề thường gặp nên do đó, máy photocopy không hiểu được yêu cầu từ người dùng , từ đó càng có điều kiện xuất hiện vấn đề kẹt giấy, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng của mỗi người.

Sử dụng giấy in kém chất lượng khiến máy photocopy bị kẹt giấy

Bên cạnh đó, trong khi hoạt động, một yếu tố khác có khả năng dẫn đến tình trạng máy in bị kẹt giấy này chính là do giấy được sử dụng không đảm bảo. Việc dùng giấy quả mỏng cũng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy khi tiến hành in ấn.

Thực tế là đối với việc sử dụng giấy quá mỏng thì trong quá trình hoạt động của máy, khi giấy in đi qua khu vực cụm sấy, nhiệt độ cao sẽ xuất hiện nguy cơ làm giấy bị cong lại, thậm chí còn bị gấp đầu là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc này, hiển nhiên tình trạng bị kẹt giấy là điều khó tránh.

Bởi thế, để tránh tính trạng máy photocopy bị kẹt giấy thì khuyến cáo nên dùng giấy có độ dày khoảng từ 70-80 gsm là lý tưởng, an toàn nhất. Với độ dày vừa phải, chất liệu giấy phù hợp cho việc sử dụng sẽ giúp hạn chế được tình trạng giấy bị kẹt xuống mức tối đa. Nhờ đó và việc photo tài liệu theo nhu cầu của mỗi người cũng được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Hướng dẫn cách khắc phục máy photocopy bị kẹt giấy

Cách khắc phục tình trạng máy photocopy bị kẹt giấy

Để nói là đảm bảo 100% tình trạng kẹt giấy không xảy ra là điều không thể. Tuy nhiên điều quan trọng nhất chính là kịp thời phát hiện nó và tìm cách xử lý, khắc phục máy photocopy bị kẹt giấy một cách nhanh chóng nhất để không làm ảnh hưởng đến quá trình photo tài liệu cũng như đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị.

  • Đầu tiên, việc nhanh gọn nhất cần làm chính là ngắt nguồn điện cung cấp cho máy photocopy. Việc này cần thực hiện càng sớm càng tốt, ngay khi vừa phát hiện để đảm bảo tránh khỏi những vấn đề không mong muốn sẽ xảy ra
  • Tiến hành kiểm tra xem bộ phận khay giấy để chắc chắn về tình trạng kẹt giấy mà máy photo/ máy in đang gặp phải. Khi thấy có giấy kẹt thì nhẹ nhàng thực hiện việc gỡ bỏ một cách thận trọng. Tuyệt đối không được giật tay quá mạnh hay cố xử lý có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ, hư hỏng nặng hơn như toét ngòi hay gãi kim phun.
  • Kiểm tra lượng giấy trong khay có đảm bảo về chất lượng theo đúng yêu cầu hay không để có thể tiếp tục sử dụng. Nếu thấy giấy quá mỏng hay có độ ẩm cao,…thì cần thay thế ngay để phù hợp và đưa và sử dụng.
  • Đối với tình trạng kẹt giấy nghiêm trọng hơn thì không nên tự ý xử lý mà cần liên hệ với bên đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa chữa máy photocopy. Lúc này vấn đề sẽ sớm được khắc phục triệt để và tránh được những trục trặc, hư hỏng nghiêm trọng hơn có khả năng cao sẽ xảy ra.

Những lưu ý khi sử dụng máy photocopy tránh bị kẹt giấy

Một số lưu ý cần được tuân thủ sẽ giúp cho việc duy trì hoạt động của máy ổn định lâu dài và dễ dàng hơn. Chính từ những lưu ý này sẽ nâng cao, giúp cải thiện hiệu quả sử dụng máy photocopy, có thể áp dụng cho 2 thương hiệu máy photocopy phổ biến như thương hiệu máy photo Ricoh hay Toshiba. Lưu ý này giúp hạn chế được tối đa lỗi máy photocopy bị kẹt giấy.

  • Điều tiên quyết trước hết chính cần đảm bảo chính là phải mua sắm hoặc thuê máy photocopy với chất lượng cao thì khi ứng dụng sẽ mang lại hiệu quả cao, khả năng hoạt động cũng ổn định đúng theo tiêu chuẩn cần thiết.
  • Với những người trực tiếp sử dụng thiết bị thì cần tìm hiểu kỹ về thông tin để biết cách sử dụng và cách bảo quản máy photo sao cho đúng và phù hợp nhất. Từ những điều cơ bản như việc nào nên làm hay không nên làm, hướng dẫn sử dụng sao cho hợp lý,…tất cả cần phải xem xét, cân nhắc thích hợp nhất. Thông qua đó, việc dùng máy photo mới đạt hiệu quả cao, tránh được những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng.
  • Như đã đề cập ở trên, sử dụng loại giấy phù hợp với tiêu chuẩn cho dòng máy in ấn, photo tài liệu phải được xem xét, thực hiện tốt nhất
  • Máy photocopy khi đưa vào sử dụng cần được chú ý đến việc bảo trì, bảo dưỡng đều đặc theo đúng định kỳ. Từ đó, việc kiểm soát chất lượng của thiết bị mà mình đang dùng sẽ thực hiện dễ dàng hơn.

Kết luận

Máy photocopy là thiết bị phổ biến quen thuộc, là “cánh tay” hỗ trợ đắc lực cho công việc kinh doanh của các cơ quan, công ty, trường học,…nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thực tế của con người. Sử dụng đúng cách theo quy trình sẽ mang đến hiệu quả cao nhất. Đồng thời cũng cần chú ý đến việc tìm hiểu để phòng tránh, biết cách xử lý khi mắc phải những lỗi thường gặp ở máy photocopy.

Trên đây là bài viết cách khắc phục cũng như nguyên nhân khiến máy photocopy bị kẹt giấy. Hy vọng rằng với những thông tin mà Thiên Phú Copier chia sẻ sẽ giúp bạn khắc phục được sự cố để quá trình sử dụng thiệt bị đạt kết quả như mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *