In kỹ thuật số là gì? Quy trình in kỹ thuật số như thế nào?

In kỹ thuật số là gì? Quy trình in kỹ thuật số như thế nào?

Thực tế, phương pháp in kỹ thuật số (KTS) đã trở thành xu hướng phổ biến trong lĩnh vực in ấn công nghiệp. Kể từ khi xuất hiện, in kỹ thuật số thực sự thay đổi cách thức hoạt động của ngành in ấn, đặc biệt là tại Việt Nam. Trong bài viết này hãy cùng Thiên phú Copier theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ ràng hơn về phương pháp in này nhé!

In kỹ thuật số là gì?

In kỹ thuật số là gì?

Đây là một phương pháp in ấn sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Trong đó các hình ảnh sẽ được phân tích và truyền vào máy in để tạo ra sản phẩm ngay lập tức với chất lượng cao.

Nhìn chung, in kỹ thuật số là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu suất cao. Tuy nhiên, không phải cơ sở in ấn nào cũng đạt được chất lượng hoàn hảo khi sử dụng công nghệ này. Bởi vì chất lượng của sản phẩm in phụ thuộc vào quy trình tiêu chuẩn và các khâu kiểm tra nghiêm ngặt.

Nguyên tắc chung của in KTS dựa trên tự động hóa máy móc. Đầu tiên, hình ảnh cần in được nạp vào máy. Sau đó hệ thống xử lý số liệu và phân tích, tự động pha màu và in ra sản phẩm mà không tốn quá nhiều thời gian chờ đợi.

Đánh giá ưu và nhược điểm của phương pháp in kỹ thuật số

Đánh giá ưu và nhược điểm của phương pháp in kỹ thuật số

Sở dĩ phương pháp in kỹ thuật số được nhiều người yêu thích là do:

  • Tốc độ in nhanh chóng: Việc có thể nhận được sản phẩm in sẵn ngay lập tức giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Đồng thời trong quá trình in, hình ảnh có thể được điều chỉnh linh hoạt nếu cần thiết.
  • Khả năng in trên nhiều chất liệu và kích cỡ khác nhau: Tùy vào loại máy in, sản phẩm có thể được tạo ra ở bất kỳ kích thước nào. Hơn nữa, kiểu in này còn có thể in trên nhiều vật liệu đa dạng như vải, giấy, nilon, decal, mica,… Điều này mang lại sự đa dạng cho khách hàng trong quá trình in.
  • Tiết kiệm chi phí: Đặc biệt đối với số lượng bản in không quá nhiều. 

Tuy phương pháp in kỹ thuật số mang lại nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại một số hạn chế:

  • Có thể gặp khó khăn trong việc tái tạo màu sắc chính xác: Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và sự nhất quán của các sản phẩm in.
  • Khi in số lượng lớn, phương pháp in này có thể trở nên đắt đỏ: Đặc biệt chi phí mực in và vật liệu tiêu hao cũng có thể tăng lên đáng kể.
  • Sản phẩm không có độ bền cao như các loại in khác. Đặc biệt khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, mực in và chất liệu có thể phai màu, bong tróc hoặc bị phân hủy.

Quy trình in kỹ thuật số cần nắm rõ

Quy trình in kỹ thuật số cần nắm rõ

Trong quá trình in ấn, bất kể là in nhũ kỹ thuật số hay in KTS khổ lớn, cần tuân theo quy trình cụ thể:

  • Chuẩn bị file in, sau đó đưa file này vào máy in kỹ thuật số chuyên dụng.
  • Chuẩn bị những vật liệu in cần thiết và lắp mực vào máy in.
  • Kiểm tra máy in để đảm bảo rằng nó hoạt động ổn định và không gặp sự cố.
  • Sau khi đã sẵn sàng với file in và máy in, tiến hành in tự động theo quy trình đã thiết lập.
  • Ngay khi vừa in xong, sản phẩm cần được sấy khô bằng các thiết bị phù hợp. Việc lựa chọn thiết bị sấy khô phải tương thích với vật liệu in. Mục đích là tránh làm mờ, nhòe, loang dầu và đảm bảo chất lượng cuối cùng.
  • Khi đã có sản phẩm in hoàn chỉnh, đơn vị in tiến hành đóng gói. Đồng thời giao hàng đến người nhận theo yêu cầu.

Những phương pháp in kỹ thuật số được ưa chuộng và phổ biến

Những phương pháp in kỹ thuật số được ưa chuộng và phổ biến

Hiện nay có 4 phương pháp in kỹ thuật số phổ biến mà bạn nên tham khảo:

In phun

In phun kỹ thuật số là một phương pháp không cần sử dụng khuôn. Thay vào đó sử dụng mực được phun trực tiếp qua đầu in lên bề mặt sản phẩm. Mực được phun thông qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với tốc độ rất nhanh. Điều này đã tạo ra các điểm nhỏ, đủ để tái hiện bản in sắc nét lên bề mặt.

Kỹ thuật in phun có hai dạng chính là in phun màu và in phun đen trắng. Trong đó, in phun màu được tạo ra từ sự kết hợp của ba màu sắc cơ bản để tạo ra những màu sắc khác sau khi pha trộn.

Sử dụng ống đồng

Gravure printing là một kỹ thuật in ấn mới nhất hiện nay, hoạt động dựa trên nguyên lý in lõm. Quá trình in ống đồng bắt đầu bằng việc đưa mực dạng lỏng lên khuôn in đã được khắc lõm sẵn hình ảnh và chữ viết. 

Sau đó, một dao gạt sẽ được sử dụng để loại bỏ phần mực thừa ra khỏi bề mặt, Mục đích là để ngăn chặn mực lan sang nguyên vật liệu. Trong quá trình in, với áp lực từ máy in, mực sẽ được truyền từ những khu vực lõm trên khuôn ống đồng sang bề mặt vật liệu in.

In kỹ thuật số Flexo

Kỹ thuật in Flexo hay Flexography là một phương pháp in độc đáo và ấn tượng. Phương pháp này tập trung chủ yếu vào in chữ viết và các con số. Trên khuôn in, hình ảnh và con số được khắc ngược chiều. Sau đó mực in sẽ được cung cấp trực tiếp đến nguyên vật liệu thông qua trục Anilox.

Tên gọi “Flexo” xuất phát từ từ “Flexible” có ý nghĩa là mềm dẻo. Điều này xuất phát từ việc các khuôn in Flexo được làm từ vật liệu dẻo. Chẳng hạn như photopolymer hoặc cao su, thông qua quá trình phơi quang hóa.

Kỹ thuật số UV

Phương pháp này sử dụng hình ảnh kỹ thuật số qua các phương tiện truyền thông đa dạng. Chẳng hạn như: Máy tính, máy laser,… Một ưu điểm đáng chú ý của phương pháp này là độ chính xác cao, nhờ đó giúp loại bỏ lo ngại về sản phẩm bị lỗi hoặc sai sót.

Hơn nữa, phương pháp kỹ thuật số UV cũng mang lại lợi ích kinh tế. Mặc dù đầu tư cho kỹ thuật in ấn UV không rẻ. Nhưng giá thành sản phẩm được sản xuất từ kỹ thuật này có thể tiết kiệm đáng kể so với các kỹ thuật in khác.

Một số ứng dụng của in kỹ thuật số trong đời sống

Một số ứng dụng của in kỹ thuật số trong đời sống

Với những ưu điểm vượt trội, in kỹ thuật số đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  • Ngành thời trang: Trong lĩnh vực may mặc và thời trang, phương pháp in kỹ thuật số thường được sử dụng với công nghệ in chuyển nhiệt để in trực tiếp lên áo thun, áo phông,… Chỉ cần sử dụng một máy in nhỏ và máy ép nhiệt, quá trình in có thể được thực hiện dễ dàng.
  • Ngành truyền thông: Hiện nay, in KTS được rộng rãi áp dụng trong lĩnh vực truyền thông. Các ứng dụng bao gồm: In biển quảng cáo, standee, poster, tem nhãn, tờ rơi, tờ gấp, tem bảo hành, in card visit, thiệp cưới,…
  • Lĩnh vực trang trí và nội thất: Công nghệ in UV và chuyển nhiệt được sử dụng để in trực tiếp lên kính và gỗ. Từ đó tạo ra những bức tranh kính tuyệt đẹp. 
  • Ngoài ra, phương pháp in ấn hiện đại này cũng được áp dụng cho việc in trực tiếp lên ốp lưng điện thoại, cốc thuỷ tinh, bể cá và in trên nhựa, cửa, vỏ máy lọc nước,…

Bài viết trên đây, Thiên Phú Copier đã tổng hợp những thông tin chi tiết về phương pháp in kỹ thuật số. Hi vọng những chia sẻ này sẽ thật sự hữu ích với bạn. Đồng thời giúp mọi người hiểu rõ hơn về công nghệ in ấn này. 

Nếu bạn đang có ý định mua máy photocopy hoặc máy in để mở tiệm in ấn, nhưng ngân sách còn quá hạn hẹp thì có thể liên hệ đến Thiên Phú Copier qua hotline: 0818 339 039 hoặc qua website: https://shopmayphoto.com/ để được hỗ trợ nhé. Chúng tôi chuyên cung cấp và cho thuê máy photocopy, máy in màu với giá cực kỳ rẻ, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn một cách nhanh chóng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.