Cách sửa lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in

Máy in là một thiết bị văn phòng quen thuộc được sử dụng hỗ trợ nhiều công việc đa dạng. Tuy nhiên không ít trường hợp thiết bị xuất hiện những vấn đề như nhận lệnh nhưng không in khiến người dùng lúng túng trong việc tìm cách giải quyết. Vậy tại sao máy in nhận lệnh nhưng không in được? Bài viết sau của Shopmayphoto.com sẽ bật mí đến bạn các nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục hiệu quả nhất vấn đề trên.

Nguyên nhân khiến máy in nhận lệnh nhưng không in

Trên thực tế lỗi máy in không in được không khó để khắc phục. Tuy nhiên, bạn cần tìm ra đúng nguyên nhân phát sinh lỗi và phân biệt được những vấn đề máy đang gặp phải để có cách xử lý đúng đắn. Máy in có thể gặp lỗi ở cả phần cứng lẫn phần mềm nhưng lỗi phần cứng chỉ thường xuất hiện ở những dòng máy cũ dùng lâu ngày. Một số nguyên nhân cơ bản gây bản dẫn đến lỗi không in được có thể kể đến như:

  • Phần mềm trên máy in và máy tính chưa kết nối với nhau.
  • Dây cáp kết nối máy in bị lỏng.
  • Máy in hết giấy hoặc hết mực.
  • Gián đoạn việc in ấn do máy bị kẹt giấy.
  • Lỗi trục trặc khi khởi động máy.
  • Lệnh in trên máy tính thiết lập chưa chính xác.
  • Giấy đặt chưa đúng đúng kích thước file cần in.

Màn hình LCD trên máy tính thường sẽ có những cảnh báo giúp người dùng dễ dàng nhận biết mọi sự cố đang gặp phải. Nhiều thiết bị cũng có kèm theo hướng dẫn cách khắc phục giúp người dùng có thể thao tác ngay tại nhà. Tuy nhiên nếu không quá am hiểu về máy móc, bạn có thể nhờ các chuyên viên kỹ thuật xem qua và hỗ trợ để đảm bảo hiệu quả.

Nguyên nhân máy nhận lệnh nhưng không in
Nguyên nhân máy nhận lệnh nhưng không in

Hướng dẫn các cách sửa lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in

Nếu thường xuyên sử dụng máy in thì việc hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách sửa lỗi những vấn đề liên quan đến câu lệnh khi in là điều vô cùng cần thiết. Điều này giúp bạn xử lý tình huống nhanh hơn và tránh ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Kiểm tra dây cắm nguồn kết nối máy in

Bộ phận bạn cần kiểm tra trước tiên nếu đã gửi lệnh in nhưng máy không hoạt động chính là dây nguồn. Đôi lúc do phích cắm bị lỏng nên nguồn điện chưa thể kết nối. Tuy nhiên nếu đã điều chỉnh nhiều lần vẫn không hiệu quả thì có thể là do dây cáp nguồn đã bị hỏng. Lúc này bạn cần thay mới bằng một dây cáp khác để máy in hoạt động lại bình thường.

Kiểm tra đầu phát WiFi

Máy in cần kết nối với đầu phát wifi để nhận lệnh từ máy tính và thực hiện việc in ấn. Bạn cần kiểm tra lại xem cả máy in và máy tính đã được kết nối mạng hay chưa. Nếu cần thiết, có thể bạn cần reset lại modem wifi hoặc điều chỉnh bộ phát wifi mới rồi kết nối trở lại một lần nữa.

Kiểm tra lại kết nối đầu phát wifi
Kiểm tra lại kết nối đầu phát wifi

Cáp máy in chưa kết nối

Dây cáp máy in bị lỏng cũng là nguyên nhân khiến lệnh in không thể hoạt động. Có thể dây cáp chưa được kết nối với máy tính hoặc bị lỏng nên không thể truyền tín hiệu. Có khá nhiều nguyên nhân liên quan đến dây cáp máy nhưng phần lớn là do đầu cắm chưa khớp với máy tính. Bạn cần tháo dây khỏi máy và thử cắm lại một lần nữa hoặc nếu dây hỏng, việc thay mới là điều cần thiết.

Có quá nhiều lệnh in trong máy

Một chiếc máy in trong môi trường văn phòng có thể được kết nối đến nhiều máy tính khác nhau. Trong trường hợp có từ 2 thiết bị cùng gửi lệnh in cùng một lúc sẽ dần đến tình trạng máy in bị quá tải do có quá nhiều câu lệnh. Đó là chưa kể đến nhiều file có dung lượng khá cao gây lỗi máy. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Gõ tìm kiếm Control Panel ở thanh tìm kiếm cạnh nút Start của màn hình máy tính, sau đó truy cập vào mục Devices and Printers.
  • Bước 2: Chọn vào thiết bị máy in đang lỗi trên màn hình rồi nhấn chuột phải, chọn tiếp See what’s printing.
  • Bước 3: Danh sách những file đã đặt lệnh in sẽ được hiển thị, bạn chỉ cần nhấn vào Printer -> Cancel All Document để hủy đi tất cả những tập lệnh này sau đó thao tác đặt lệnh in trở lại như bình thường.

Khởi động lại máy in

Đôi lúc khi mở máy, dữ liệu bên trong máy in xuất hiện một số lỗi ngăn cản thiết bị nhận lệnh. Lúc này bạn hãy tắt nguồn và khởi động trở lại hoặc thao tác gián tiếp qua Windows theo cách sau:

  • Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R sau đó nhập lệnh CMD rồi nhấn Enter.
  • Bước 2: Vào giao diện Powershell, chọn Command Prompt sau đó gõ lệnh net Stop Spooler để tạm ngừng tất cả tiến trình trên máy in.
  • Bước 3: Cuối cùng hãy nhập lệnh net Start Spooler và nhấn Enter để khởi động lại máy.
Khắc phục lỗi máy nhận lệnh nhưng không in bằng cách khởi động lại máy
Khắc phục lỗi máy nhận lệnh nhưng không in bằng cách khởi động lại máy

Máy in bị kẹt giấy

Một nguyên nhân khác khiến máy in không thể nhận lệnh in có thể là do kẹt giấy bên trong. Thông thường máy sẽ tự phát ra cảnh báo và bạn hãy kiểm tra bên trong buồng máy xem có bị sót hoặc kẹt giấy không. Nếu có hãy lấy hết phần giấy bên trong ra và khởi động lại một lần nữa.

Cập nhật lại phần mềm máy in

Nếu máy in nhận lệnh nhưng không in, nguyên nhân có thể do phần mềm chưa được cập nhật. Cách khắc phục nhanh chóng nhất là bạn nên cập nhật hoặc cài đặt lại driver để máy in hoạt động bình thường.

Không đóng nắp máy in

Có thể do sơ ý bạn quên đóng nắp máy in sau khi thay hộp mực, vệ sinh máy, lấy giấy bị kẹt hoặc đóng nắp nhưng không khớp khiến máy in không chạy. Trường hợp này dễ dàng nhận ra bởi máy in sẽ bật đèn vàng để cảnh báo. Bạn chỉ cần đóng lại nắp máy in cho kín, nếu máy in vẫn không hoạt động thì hãy tháo hộp mực ra và lắp lại cho khớp là được.

Máy in hiện đang ở chế độ OFF

Nếu máy in đang ở trạng thái Pause hoặc Offline, máy sẽ không in được dù đã nhận lệnh in. Nguyên nhân có thể do người dùng chọn nhầm máy in hoặc một vài tiến trình của máy xung đột khiến máy bị đặt về chế độ Offline. Trong trường hợp này bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chọn vào See what’s printing và bạn sẽ nhìn thấy dòng thông báo máy đang Offline.
  • Bước 2: Để tắt chế độ Offline, bạn chỉ cần chọn vào mục Printer rồi bỏ tick những mục tại Use Printer.
Hướng dẫn cách khắc phục máy nhận lệnh nhưng không in
Hướng dẫn cách khắc phục máy nhận lệnh nhưng không in

Máy in hiện đang ở chế độ dừng Pause

Tình trạng máy ở chế độ Pause cũng là nguyên nhân chính khiến máy nhận lệnh nhưng lại bị treo và không in, hãy thực hiện theo hai cách sau để khắc phục:

  • Nếu máy ở chế độ Offline, hãy chọn Printer sau đó bỏ chọn mục Use Printer Offline.
  • Nếu máy ở chế độ Pause, cũng tương tự như trên, bạn hãy chọn vào tab Printer sau đó bỏ chọn mục Pause Printing.

Cài đặt diệt virus

Nếu đã thử các cách trên mà vẫn không khắc phục được lỗi máy in không hoạt động, có thể máy tính của bạn đang bị nhiễm virus. Bạn nên cài đặt phần mềm diệt virus bản quyền để loại bỏ các virus ảnh hưởng đến việc in ấn. Một số phần mềm diệt hiệu quả mà bạn có thể tham khảo bao gồm Total AV Antivirus, Panda Free Antivirus, AVG Internet Security, Avast Antivirus và Kaspersky AntiVirus.

Cách để hệ điều hành Windows xử lý lỗi

Bên cạnh việc tự xử lý vấn đề, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau để hệ điều hành Windows tự động khắc phục lỗi giúp bạn:

  • Bước 1: Vào Control Panel, nhấn vào Devices and Printers rồi click chuột phải và chọn See what’s printing.
  • Bước 2: Nhấn chuột phải vào máy in đang bị lỗi và chọn Troubleshoot để tìm kiếm nguyên nhân.
  • Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu không phát hiện lỗi, máy sẽ báo Close the troubleshooter. Nếu có lỗi, máy sẽ báo Try these repairs as an Administrator. Cuối cùng bạn chỉ việc chọn vào Explore Additional Options để sửa lỗi.

Một số lỗi về lệnh in khác

Bên cạnh máy in nhận lệnh nhưng không in được, khi sử dụng thiết bị này bạn cũng có thể gặp những lỗi sau.

Lỗi máy in báo Ready To Print nhưng không in

Nếu thiết bị thông báo Ready To Print nhưng lại bị treo không thể in ra thành phẩm thì có thể là do:

  • Lỗi do cáp kết nối.
  • Quá nhiều lệnh in đang chờ xử lý trong máy.
  • Máy in chưa nhận được lệnh in chính xác.
  • Cần khởi động lại tiến trình Print Spooler.

Đầu tiên bạn cần kiểm tra cáp kết nối, xóa bớt lệnh in đang chờ cũng như đảm bảo lệnh in được gửi đúng và khởi động lại tiến trình Print Spooler.

Khắc phục lỗi báo Ready To Print nhưng không in
Khắc phục lỗi báo Ready To Print nhưng không in

Lỗi máy in không nhận lệnh in

Một số nguyên nhân phổ biến khiến máy in không nhận lệnh in bao gồm:

  • Máy tính của bạn có thể bị lỗi hệ điều hành.
  • Máy in chưa được bật nguồn.
  • Lỗi driver máy in khiến máy lỗi khi nhận lệnh.
  • Lỗi do IP trên máy in.

Để khắc phục các lỗi này, bạn hãy kiểm tra và đảm bảo rằng hệ điều hành trên máy tính hoạt động bình thường, máy in đã được bật nguồn, driver máy in được cập nhật và cài đặt chính xác cũng như IP của máy in được cấu hình đúng.

Máy tính Windows không tìm thấy máy in trong mạng LAN

Trong hệ thống mạng LAN, bạn có thể cài đặt để nhiều máy tính cùng sử dụng chung một máy in. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các máy tính này không thể tìm thấy máy in. Nguyên nhân có thể là do hệ điều hành không tương thích, máy tính chủ bị tắt hoặc không kết nối được mạng, máy chủ bị nhiễm virus hoặc mạng LAN bị giới hạn kết nối. Dưới đây là một số cách khắc phục bạn có thể tham khảo:

  • Sửa lỗi hệ điều hành không tương thích: Nếu máy chủ trong hệ thống mạng LAN chạy hệ điều hành Windows 7 nhưng các máy trạm lại chạy Windows 10 thì máy in có thể không được tìm thấy. Bạn hãy kiểm tra và đảm bảo rằng hệ điều hành của máy chủ và máy trạm không xung đột nhau.
  • Sửa lỗi mạng LAN bị giới hạn: Để khắc phục lỗi này, bạn hãy tắt và bật lại router để reset. Nếu vẫn không tìm thấy máy in thì hãy nhờ đến sự trợ giúp của nhân viên kỹ thuật.
  • Sửa lỗi do máy chủ nhiễm virus: Cài phần mềm diệt virus và cài lại Windows cho máy chủ là phương pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này. Nếu chỉ một hoặc một vài máy tính bị lỗi, có thể do máy tính bị nhiễm virus quá nặng và bạn cần cài lại Windows cho những máy đó.
Sửa lỗi không tìm thấy máy in trong mạng
Sửa lỗi không tìm thấy máy in trong mạng

Máy chỉ in được một trang

Lý do chính gây ra tình trạng máy in không hoạt động đúng là do khổ giấy bạn sử dụng không tương thích với cài đặt trong máy in hoặc lỗi do hệ thống bên trong. Để sửa lỗi chỉ in được 1 trang này, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Bấm vào thanh tìm kiếm của Windows và nhập Devices Manager, sau đó chọn Devices Manager từ kết quả tìm kiếm.
  • Bước 2: Chuột phải vào máy in bạn đang sử dụng và chọn Properties.
  • Bước 3: Chọn tab Preferences và nhấn OK.
  • Bước 4: Chuột phải vào tab Finishing, chọn Default Settings sau đó chọn tiếp Advanced Settings.
  • Bước 5: Chọn tiếp mục Detect Paper Size when 1-sided Printing is Set và chuyển thiết lập từ ON sang OFF sau đó nhấn OK.
  • Bước 6: Chọn Apply OK để lưu lại các cài đặt vừa thay đổi.

Bản in bị sọc, sai màu

Sau một thời gian sử dụng, một số máy in Canon có thể gặp phải các lỗi liên quan đến bản in như in bị sọc, in sai màu. Tình trạng này có thể xuất hiện do máy in hết mực, đầu phun bị tắc màu, mực in kém chất lượng, lỗi hộp laser máy in, lô giấy đã bị rách hoặc máy in lâu ngày không được vệ sinh. Lúc này bạn cần kiểm tra lượng mực in còn trong máy bằng cách mở cửa sổ thiết lập điều khiển máy in sau đó khởi chạy màn hình trạng thái Canon IJ, chọn vào thanh Maintenance và chọn tiếp View Printer Status.

Máy in không chạy giấy

Máy in không chạy giấy phần lớn là do cao su kéo giấy đã sử dụng quá lâu nên bị mòn hoặc do cho quá nhiều giấy vào khay. Để sửa chữa lỗi này cũng khá đơn giản, bạn nên xác định nguyên nhân cụ thể và áp dụng các giải pháp phù hợp sau đây:

  • Sửa lỗi do cao su kéo giấy bị mòn: Kiểm tra và vệ sinh cao su kéo giấy bằng cách dùng khăn để lau. Nếu vẫn không khắc phục được, bạn cần phải thay cao su kéo giấy mới.
  • Sửa lỗi do đặt quá nhiều giấy vào khay: Đơn giản chỉ cần kéo khay ra và lấy bớt giấy ra khỏi khay để máy có thể hoạt động bình thường.
Sửa lỗi máy không chạy giấy cực nhanh
Sửa lỗi máy không chạy giấy cực nhanh

Máy in không in được file PDF

Khi gặp phải trường hợp này, đầu tiên bạn hãy kiểm tra kết nối phần cứng của máy in và đảm bảo rằng máy tính đã nhận diện đúng máy in. Sau đó hãy thử in một vài tập tin với định dạng khác nhau để xác định liệu máy in có hoạt động đúng không. Nếu máy in hoạt động bình thường với các tập tin khác thì vấn đề có thể nằm ở file PDF.

Để sửa lỗi, bạn có thể cài đặt lại driver máy in, sử dụng trình duyệt web để in tài liệu PDF, thay đổi các cài đặt in (như chọn khổ giấy và thiết lập in hai mặt) hoặc chia nhỏ file để in lại.

Máy in kéo nhiều tờ giấy cùng một lúc

Một số loại máy in như Canon, HP, Brother, Epson sau khi sử dụng trong thời gian dài có thể gặp phải vấn đề máy in không hoạt động đúng cách chẳng hạn như kéo nhiều tờ giấy cùng một lúc. Có nhiều nguyên nhân phổ biến cho vấn đề này như giấy sử dụng để in bị ẩm, giấy quá mịn, đặt giấy trên khay không đúng cách, máy in bị rỉ sét, cao su kéo giấy bị biến dạng hoặc bị rút nhiều tờ cùng lúc. Để cải thiện lỗi này, bạn có thể thực hiện những thao tác sau:

  • Vệ sinh hệ thống cơ kéo giấy và bôi trơn toàn bộ hệ thống bánh răng.
  • Thay cao su kéo giấy mới nếu cao su cũ bị biến dạng.
  • Đối với các vấn đề liên quan đến giấy in, hãy thay loại giấy mới để tránh tình trạng này xảy ra.
  • Sử dụng ổn áp để ổn định nguồn điện và tránh tình trạng máy in gặp sự cố.
  • Đặt giấy vào khay in một cách chính xác, đảm bảo đặt gọn vào và không đặt quá sâu trong máy in.

Hy vọng những biện pháp được nêu trên có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao máy in nhận lệnh nhưng không in được cũng như cách khắc phục hiệu quả. Truy cập website Shopmayphoto.com để đón đọc thêm nhiều tin tức hữu ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.